CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SƠN BỘT TĨNH ĐIỆN
1.Giới thiệu về sơn bột tĩnh điện.
Mặc dù được phát minh từ năm 1950 bởi TS. Erwin Gemmer nhưng sơn tĩnh điện (Electro Static Power Coating Technology) vẫn đang được coi là là công nghệ sơn hiện đại nhất hiện nay. Hiện có 2 nguyên liệu sơn tĩnh điện là sơn bột và sơn sử dụng dung môi nhưng sơn bột có tính ưu việt hơn hẳn. Bột sơn tĩnh điện gồm 3 thành phần chính là nhựa, bột màu và chất phụ gia (tùy theo bí kíp công nghệ của từng nhà sản xuất).
- Về kinh tế:
- 99% sơn được sử dụng triệt để (tỷ lệ thu hồi đạt trên 95%).
- Không cần sơn lót
- Làm sạch dễ dàng những khu vực bị ảnh hưởng khi phun sơn hay do phun sơn không đạt yêu cầu.
- Tiết kiệm thời gian hoàn thành sản phẩm
b. Về đặc tính sử dụng:
- Quy trình sơn có thể được thực hiện tự động hóa dễ dàng (dùng hệ thống phun sơn bằng súng tự động).
- Dễ dàng vệ sinh khi bột sơn bám lên người thực hiện thao tác hoặc các thiết bị khác mà không cần dùng bất cứ loại dung môi nào như đối với sơn nước.
- Về chất lượng:
- Tuổi thọ thành phẩm lâu dài
- Độ bóng cao
- Không bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc bị ảnh hưởng của tác nhân hóa học hay thời tiết.
- Màu sắc phong phú và có độ chính xác .
- Về phân loại:
- Phân loại theo tác dụng, bột sơn tĩnh điện hiện nay phổ biến gồm 4 loại:
+ Sơn bóng (gloss).
+ Sơn mờ (matt).
+ Sơn nhám sần (texture).
+ Sơn vân búa (wrinkle).
- Phân loại theo môi trường sử dụng, bột sơn tĩnh điện có:
+ Hệ sử dụng trong nhà.
+ Hệ sử dụng ngoài trời.
- Phân loại theo nguyên liệu, bột sơn tĩnh điện có:
+ Hệ Polyester.
+ Hệ Epoxy.
+ Hệ hỗn hợp polyester/ Epoxy.
- Về ứng dụng:
- Chủ yếu dùng để sơn các sản phẩm bằng kim loại: sắt, thép, nhôm, inox. Cụ thể như đồ dùng nội thất, hệ thống cửa kim loại, kết cấu thép xây dựng, vỏ máy móc thiết bị và các chi tiết xe máy, ôtô….
◇ Điện tử gia dụng: tủ lạnh, máy giặt, lò vi sóng, bình nóng lạnh, bình gas, tủ an toàn (két sắt) và nồi cơm điện…vv.
- Thiết bị cơ khí chính xác: vỏ thiết bị đo lường, thiết bịy tế và máy quang học.
- Công nghiệp nhẹ: Đèn chiếu sáng, đồ gia dụng bằng sắt, vật dụng nhôm.
- Tấm kim loại PCM.
- Giá để hàng, giá sách và cơ giới thương nghiệp.
2.Tổng quan thị trường sơn bột tĩnh điện Việt Nam.
Hiện nay cả nước có khoảng vài trục doanh nghiệp sản xuất sơn bột tĩnh điện với tổng công suất thiết kế 30.000 tấn/năm. Trong mấy năm qua, nhu cầu sử dụng sơn bột tĩnh điện cũng đã tăng lên rất mạnh trong các ngành công nghiệp và xây dựngvì có khả năng chống ăn mòn cao dưới tác động của môi trường, màu sắc phong phú.
Thị phần sơn bột trong nước hiện nay chủ yếu thuộc các thương hiệu nước ngoài như Jotun, AkzoNobel,... Một số thương hiệu trong nước như Đại Phú, Tân Nam Phát,….
Ngoài ra, mỗi năm VN còn nhập khoảng 2- 3 nghìn tấn sơn bôt Loan và Thái Lan .
* Đánh giá:
- Thị trường sơn bột tĩnh điện sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ tại VN nhờ có hiệu suất kinh tế và sử dụng tốt, đặc biệt phù hợp với xu thế phát triển của ngành công nghiệp và xây dựng VN, nhất là trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thời gian tới.
- Tuy nhiên, đầu tư sản xuất sơn bột tĩnh điện quy mô nhỏ, sản phẩm giá thành rẻ vẫn có tính khả thi rất cao mang lại lợi ích rất lớn cho các nhà đầu tư
3.Quy trình sản xuất
- Trên thế giới hiện nay có nhiều công nghệ sản xuất sơn bột tĩnh điện khác nhau. Tuy nhiên các công nghệ này đều dựa trên một quy trình tương tự gồm các công đoạn: phối trộn, ép đùn, nghiền và khâu đóng gói thành phẩm. - Yêu cầu kỹ thuật chung đối với máy trộn, máy ép đùn và máy nghiền để hợp thành một dây chuyền sản xuất quy mô nhỏ đến trung bình (1 – 3 tấn/ngày) là mỗi máy đều có công suất từ 300-500 kg/giờ vận hành.
Hình ảnh 1: Quy trình tiêu chuẩn
Hình ảnh 2: Quy trình thực tế
ĐƠN PHỐI LIỆU SƠN BỘT
NGUYÊN LIỆU |
KHỐI LƯỢNG % |
Nhựa +chất đóng rắn |
50-70 |
Chất dàn |
…… |
Chất khử khí |
…… |
Chất phân tán |
…… |
Chất làm mờ |
…… |
Chất tích điện |
….. |
Chất chống chầy sước………… |
….. |
Phụ gia với hiệu ứng đặc biệt như : sần ,vân búa , nhám cát …… |
….. |
Bột mầu các loại |
10-20 |
Bột độn các loại |
10-30 |
Tổng |
100 |
1.CÔNG ĐOẠN CÂN, TRỘN NGUYÊN LIỆU
- Kiểm tra xem máy trộn có sạch sẽ không? Nếu không, vệ sinh lại theo hướng dẫn vệ sinh máy.
- Cân nguyên liệu theo đơn sản xuất.
- Thời gian trộn cài đặt theo đơn sản xuất.
- Vận hành máy trộn theo Quy trình vận hành máy trộn nguyên liệu.
2.CÔNG ĐOẠN ĐÙN.
- Kiểm tra xem máy đùn có sạch sẽ không? Nếu không, vệ sinh lại theo hướng dẫn vệ sinh máy.
- Vận hành máy đùn theo Quy trình vận hành máy đùn.
- Vận hành máy làm lạnh nước theo Quy trình vận hành máy làm lạnh.
- Đặt các thông số máy đùn theo đơn sản xuất
- Bán nguyên liệu sau khi đùn xong được chuyển qua công đoạn nghiền mịn.
3.CÔNG ĐOẠN NGHIỀN MỊN
- Kiểm tra xem máy nghiền có sạch sẽ không? Nếu không, vệ sinh lại theo hướng dẫn vệ sinh máy.
- Vận hành máy theo Quy trình vận hành máy nghiền.
- Bật máy làm lạnh không khí.
- Bán nguyên liệu từ công đoạn đùn chuyển sang công đoạn nghiền mịn, được phân loại qua cyclon và lưới lọc.
- Kiểm tra ( tuân theo quy trình kiểm tra sản phẩm sơn bột).